Bida 3C là một bộ môn đầy thử thách, đòi hỏi sự tinh tế, kỹ năng và sự hiểu biết sâu sắc về kỹ thuật. Tuy nhiên, để thành thạo và nâng cao trình độ, không chỉ cần kỹ năng mà còn phải rút ra những kinh nghiệm quý giá từ các tình huống thực tế. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm “xương máu” mà không phải ai cũng biết, giúp bạn cải thiện lối chơi và tránh những sai lầm phổ biến trên bàn đấu.
1. Chuyển động của bi chủ
Đã bao nhiêu lần bạn đánh hụt trái hoặc dày mỏng không như ý?
Có thể bạn vẫn cho rằng tay và mắt của bạn không được tốt?
Bạn có hiểu rằng khi phát một cú đánh, đường bi của bi chủ sẽ bị: trượt, bạt, lệch, cong?
Đây là một vấn đề phức tạp và bạn cần hiểu một số cơ bản khi đánh 1 cú có ép phê bên trái hoặc phải như sau:
- Bi chủ sẽ trượt và bạt
- Hướng bi chủ bạt ngược với bên đặt ép phê
- Khi bi hết trượt bi sẽ bắt đầu cong về bên đặt ép phê
- Khi đánh nhẹ, bi sẽ bị bạt it trước khi cong
Khi đánh cao cơ:
- Bi chủ không bị trượt
- Bi chủ không bị bạt hoặc it bạt
- Khi có ép phê bi cong sớm và kết thúc sớm
Khi đánh thấp cơ:
- Bi chủ bị trượt rất xa kể cả với một cú đánh nhẹ
- Nếu đánh mạnh, bi có thể không kịp cong, chỉ trượt và bạt
Hãy hiểu về những nguyên tắc trên để khi tập chạm trái bạn biết phải điều chỉnh cách nhắm bi cho phù hợp
PS: Những điều trên đây chưa đề cập tới công nghệ hỗ trợ cho cơ giảm thiểu việc bạt bi
2. Lỏng tay
Chỉ ngón cái và ngón trỏ giữ cây cơ, 3 ngón còn lại thả lỏng bên dưới cây cơ.
Nếu bạn chưa bao giờ đánh được cú nhồi hoặc trô xa, đây là lúc bạn có thể vận dụng những kiến thức rất cơ bản này!
3. Đánh bi với lực nhẹ
Muốn đánh cú đánh lực nhẹ hãy đặt cầu tay gần với bi một chút, có muốn đánh mạnh cũng không được, cỡ 8-10cm.
4. Tầm quan trọng của tay sau
Dưới đây là câu trả lời của Mill Maloney khi Walter Harris hỏi ông về tay sau
Tôi ghét khi phải đưa ra 1 công thức chung nhưng có vài điểm đối với tay sau mà ai cũng phải hiểu:
- Khi lỏng tay bi chủ tách khỏi bi mục tiêu nhiều hơn và chạy xa hơn
- Khi chặt tay bi chủ tách khỏi bi mục tiêu ít hơn và chạy gần hơn
- Cổ tay lắc càng nhiều bi chủ càng “hoạt náo”: tốt cho những cú cần nhiều ép phê, nhồi, trô xa…
- Không dùng cổ tay bi chủ lì hơn, tốt cho những cú chết bi, góc gần
5. Các kiểu phát cơ
Khi góc tay sau của bạn vuông góc với cây cơ, cú phát cơ của bạn sẽ đi ngang.
Khi bạn cầm cơ xa ra phía sau, cú phát cơ sẽ đi lên và bi chủ sẽ ít tách ra khỏi bi cadre, bi chủ sẽ lướt nhiều hơn, bi dài hơn.
Khi bạn cầm cơ ngắn lại, cú phát cơ sẽ đi xuống và bi chủ sẽ tách ra khỏi bi cadre nhiều hơn.
6. Ép phê tự nhiên
Nếu bạn là 1 người mới tập chơi bida, bạn phải biết là khi bi chủ chạm vào bi cadre, nó sẽ tự phát sinh ra ép phê.
Trong hình minh họa, nếu bạn đánh không ép phê sau khi bi chủ chạm vào băng 1 và băng 2, bi chủ sẽ còn tăng thêm 1 chút ép phê nữa.
Nếu bạn dùng 1 bộ số không ép phê cho hình minh họa, hãy nhớ trừ hao và dằn lại 1 chút
7. Nhắm tia bắt số
Những ai bắt đầu học nút số phải biết điều này:
- Khi đánh êm, mềm mại, không cong bi, bi chủ sẽ đổi hướng ngay khi chạm bi mục tiêu
- Đường đi của bi chủ là đường nằm cạnh bi mục tiêu, không phải đường xuyên tâm bi mục tiêu.
Như vậy nếu bạn bắt tia mà dùng đường xuyên qua bi mục tiêu, bị đi bụi hoài thì bạn hiểu tại sao rồi nhé!
…. Các kinh nghiệm xương máu vẫn còn cập nhật liên tục nhé mọi người…..